Hướng dẫn cài đặt Windows đơn giản
Hướng dẫn cài đặt lại hệ điều hành Windows
Trong quá trình sử dụng, máy tính có thể phát sinh lỗi với hệ điều hành: máy chậm hoặc đầy RAM dù không sử dụng ứng dụng nào; lỗi màn hình xanh; không thể vào được hệ điều hành; máy bị nhiễm virus,…. Trong những trường hợp này bạn nên cài lại hệ điều hành để đảm bảo máy hoạt động tốt hơn.
Lưu ý:
- Hãy chắc chắn rằng bạn đã sao lưu dữ liệu cần thiết trước khi thực hiện những hướng dẫn dưới đây vì hành động này sẽ xóa tất cả dữ liệu trên các thiết bị nhớ có liên quan.
- Hãy cân nhắc việc tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn để tránh các thao tác nhầm lẫn ảnh hưởng đến máy tính của bạn.
- Hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ bài viết này và không lướt qua để tránh thiếu sót một vài bước cần thiết.
- Hình ảnh trong bài viết này có thể co giãn theo kích thước của trang web, bạn hãy nhấp nút chuột phải vào ảnh và chọn mở trong Tab mới để xem toàn bộ nội dung của ảnh.
Các bước chuẩn bị
-Bạn cần xác định máy của mình phù hợp với hệ điều hành nào.
-Tải xuống Công cụ hỗ trợ tạo USB Cài Win tại đây:
Bạn sẽ cần tải đúng file Media Cretion Tool như hình bên dưới.
-Chuẩn bị USB Cài Win (dung lượng từ 8GB trở lên)
Bước 1: Khởi động Media Creation Tool vừa tải xuống.
Bước 2: Bấm đồng ý những yêu cầu xác nhận.
Bước 3: Chọn chế độ tạo Boot Win cho USB
Bước 4: Chọn USB bạn cần tạo Boot Win. Bấm "Next" và chờ cho quá trình hoàn tất. Đảm bảo máy được kết nối với nguồn điện và Internet ổn định. Tool sẽ tự động tải dữ liệu cần thiết về máy và tạo Boot Win cho bạn.
*Lưu ý: Dữ liệu trong USB sẽ bị xóa sạch. Nếu bạn có dữ liệu quan trọng trong USB, bạn nên sao lưu trước khi thực hiện.
-Trong thời gian chờ máy tạo xong Boot Win, bạn nên sao lưu dữ liệu cho máy cần cài lại hệ điều hành (Trong trường hợp còn vào được Windows).
-Với trường hợp máy chậm khi chưa chạy ứng dụng gì nhiều sẽ có nhiều trường hợp xảy ra. Có thể do ổ C bị đầy (Tham khảo cách dọn dẹp ổ cứng tại đây) hoặc do hệ điều hành đang tiến hành cập nhật,….. Bạn nên kiểm tra kỹ mọi thứ trước khi cài đặt lại hệ điều hành.
Tiến hành cài đặt lại Windows
1. Bạn phải đảm bảo là USB Cài Win của bạn được tạo hoàn tất và không xảy ra bất cứ gián đoạn gì trong quá trình tạo. Cắm USB vào máy cần cài lại Win và bắt đầu cài đặt.
2. Khởi chạy Boot cài đặt Windows trong USB.
-Bạn cần xác định được phím tắt truy cập vào Boot Option. Mỗi hãng máy tính sẽ dùng một phím tắt khác nhau.
-Dưới đây là danh sách các phím vào Boot Option của các loại máy.
*Laptop: Acer: Thông thường là F12. Ngoài ra còn có Esc, F9. Thông thường Acer sẽ tắt chức năng truy cập vào Boot Option trong BIOS Setup. Bạn dùng F2 để truy cập vào BIOS Setup và chỉnh lại trong phần cài đặt là được. Asus: Thông thường phím tắt Boot Option là ESC, một số ít trường hợp dùng phím F8 Dell: Boot Option: F12 HP: Boot Option: ESC, F9 Lenovo: Boot Option: F12, F8, F10. Riêng IdeaPad P500 thì F12 hoặc Fn + F11 Sony Vaio: Nhóm 1: VAIO Duo, Pro, Flip, Tap, Fit. Boot Option: assist button Nhóm 2: VAIO, PCG, VGN. Boot Option: F11 Nhóm 3: VGN. Boot Option: Esc, F10 Toshiba: Boot Option: F12 eMachines: Boot Option: F12 Fujitsu: Boot Option: F12 Compaq: Boot Option: Esc, F9 Samsung: Boot Option: ESC. Với Ativ Book 2, 8, 9 là F2
*Các dòng máy bàn: Đối với máy tính bàn, trước khi bắt đầu khởi chạy hệ điều hành, trên màn hình sẽ hiển thị phím tắt nào sẽ dùng để truy cập BIOS Setup hoặc Boot Option, bạn chỉ cần khởi động lại và ghi nhớ là được. Thông thường, phím tắt vào Boot option của nhiều hãng là phím F12. |
-Khi đã xác định được phím tắt để vào Boot Option, bạn tiến hành tắt máy và khởi động lại, sau khi vừa bấm khởi động lại bạn nhấp liên tục vào phím tắt Boot Option (để chắc chắn rằng máy đã nhận phím đó bạn nên nhấp liên tục).
-Khi đã vào được Boot Option, bạn chọn USB Boot lúc nãy vừa tạo và nhấn Enter để tiến hành cài đặt.
3. Tiến hành cài đặt
- Chọn ngôn ngữ và bấm “Next” – Khuyến nghị để mặc định.
- Bấm “Install now” khi bạn sẵn sàng.
- Đọc điều khoản, tick vào ô đồng ý và bấm “Next” – Như hình
- Chọn “Custom: Install Windows only (advanced)”
- Chọn Ổ đĩa cài đặt Win – Bước này khá quan trọng nếu bạn cần giữ lại dữ liệu trên một phân vùng khác trong cùng ổ đĩa với ổ cài Windows cũ hoặc một ổ khác. Như trong hình, bạn sẽ cần xóa cả 3 phân vùng này. Chú ý cột “Type” bạn sẽ xóa phân vùng có type “System” và “MSR”. Tất nhiên là bạn sẽ xóa thêm phần vùng của ổ C. Trong hình hiện tại chỉ có 1 ổ cứng và không chia ra phân vùng khác nên sẽ xóa hết. Bạn chú ý đến dung lượng của phân vùng hoặc ổ cứng cần giữ lại để tránh xóa nhầm. Trường hợp bạn đã sao lưu mọi dữ liệu cứ xóa hết tất cả phân vùng hiện tại và bấm “Next”.
- Chương trình sẽ tự động tạo mới các phân vùng tương tự. Bạn chỉ cần chờ vài phút để hệ điều hành được tiến hành cài đặt. Sau khi cài đặt xong, máy sẽ tự khởi động lại và bạn sẽ tiến hành cài đặt các thiết lập bạn đầu như lúc mới mua máy là được rồi.
Những việc cần làm sau khi cài đặt xong
Hiện tại trên Windows 10 và Windows 11 đều đã tự nhận biết và cập nhật driver cho máy một cách tự động, không cần phải cài đặt thủ công như trước đây. Điều bạn cần làm là đảm bảo máy được cấp nguồn điện và kết nối với Internet ổn định. Bạn chỉ cần kiểm tra quá trình cập nhật trong Windows Update, sau khi xong thì máy sẽ trở về trạng thái bình thường.
Bạn có thể tham khảo chi tiết cách cập nhật driver Tại đây.